Phát hiện rãnh băng khô (đá khô) kì lạ trên Sao Hỏa
Các khối này dường như đã chảy xuống một cồn cát trên sao Hỏa từ một khối đệm khí CO2. Các nhà nghiên cứu đã ví các rãnh này như những rãnh do xe trượt tuyết thủy phi cơ nhỏ cày mà nên.
Phát hiện này được công bố trên tạp chí Icarus, các hình ảnh được ghi lại từ tàu Mars Reconnaissance Orbiter của NASA. Các rãnh này khá đa dạng về chiều dài, từ vài trăm mét đến tận 2,5 km.
Cúng được nhìn thấy trên một ngọn đồi được bao phủ bởi sương giá trong mùa đông sao Hỏa. Vào mùa đông sao Hỏa, khu vực phía nam của hành tinh này được bao phủ bởi một lớp băng khô, có thể dày đến 1m. Vào mùa xuân, các lớp băng này bị thăng hoa, chuyển trực tiếp từ thể rắn sang thể khí.
“Rãnh tuyến tính này không giống như những rãnh xuất hiện trên trái đất hay ở những vùng khác trên sao Hỏa, và quá trình này sẽ không xảy ra trên trái đất”, Serina Diniega, một nhà khoa học về hành tinh tại Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA và là tác giả chính của báo cáo khoa học này cho biết, “Chúng ta không có được những khối băng khô tự nhiên trên trái đất, trừ khi bạn mua chúng”.
Để kiểm tra xem liệu băng đá có thể tạo ra những rãnh tương tự như vậy ở trái đất hay không, các nhà khoa học đã thả một số khối băng khô tương tự và cho chúng trượt xuống các đụn cát ở các bang Utah và California của Mỹ. Kết quả cho thấy các khối băng tan ra thành nhiều khối nhỏ khi trượt xuống các cồn cát.
Mặc dù so sánh này không thể giải thích cho nhiệt độ và áp lực trên sao Hỏa, các nhà nghiên cứu vẫn cho rằng các khối băng có thể sẽ đưa ra kết quả tương tự như trên trong thời gian đầu mùa xuân, lúc nhiệt độ trở nên ấm áp hơn ở sao Hỏa.
Một ý tưởng cho rằng các rãnh tuyến tính này được tạo ra trong một môi trường tương tự môi trường trong hầm lò ( môi trường kín) chứ không phải là một môi trường rẽ hình quạt.
“Trong các ống rác thải, nước chảy thành các dòng đi xuống, và vật liệu bị xói mòn từ trên xuống dưới, và tạo ra những lớp ăn mòn như hình chiếc quạt”, tiến sĩ Diniega giải thích, “Trong các rãnh tuyến tính, các lớp khí không vận chuyển vật liệu mà nó khắc thành đường rãnh, đẩy vật chất sang 2 bên thành rãnh”.
Đồng tác giả của bài báo, Candice Hansen của Viện Khoa học Hành tinh ở Tucson, Arizona, Mỹ, đã nghiên cứu những ảnh hưởng của CO2 theo mùa trên sao Hỏa và nói rằng những rãnh tuyến tính này chỉ có thể nhìn thấy duy nhất trên sao Hỏa. "Mars Reconnaissance Orbiter cho thấy rằng sao Hỏa là một hành tinh rất tích cực. Một số các quy trình, chúng tôi nhìn thấy trên sao Hỏa cũng giống như quá trình trên Trái đất, nhưng hiện tượng kỳ lạ này là một trong những đặc điểm duy nhất mà chỉ sao Hỏa mới có”